Yến sào kỵ với thực phẩm nào – điều bạn cần biết ?

yến sào kỵ với thực phẩm nào

Yến sào kỵ với thực phẩm nào? | Yến bổ dưỡng và có thể kết hợp cùng nhiều thực phẩm để cho ra các món thơm ngon là điều ai cũng biết. Nhưng, liệu bạn có biết yến sào kỵ với thực phẩm nào để không gây ra tác dụng phụ và những ai không nên ăn yến sào? Yến Sào Việt Hưng mời bạn tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Yến sào kỵ với thực phẩm nào – điều bạn cần biết ?

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra yến sào kỵ với một loại thực phẩm nào đó. Vì thế, bạn có thể yên tâm sử dụng yến, đồng thời kết hợp yến với nhiều thực phẩm khác nhau để cho ra những hũ yến chưng ngon, bổ. Tuy nhiên, vẫn có những thứ yến sào “kỵ”, tiêu biểu có thể kể đến là:

+ Kỵ việc ngâm nước quá lâu: việc ngâm yến trong nước thường xuất hiện trong quá trình sơ chế yến ban đầu nhằm giúp rửa sạch lông chim yến cũng như bụi bẩn. Nhiều cơ sở sản xuất muốn rút ngắn quy trình, tiết kiệm nhân công và thời gian, từ đó để yến ngâm trong nước quá lâu và dẫn đến tình trạng hàm lượng dinh dưỡng của yến sào có thể bị hao hụt. Ngoài ra, với yến đã tinh chế, trước khi đem chưng cần thực hiện bước ngâm nở, tuy nhiên, bạn chỉ nên ngâm nước ở nhiệt độ thường, tránh ngâm yến với nước sôi hoặc nước nóng. Thời gian ngâm yến lý tưởng là khoảng 15-20p tùy theo độ dày – mỏng của tổ.

+ Kỵ với việc chưng quá lâu: tùy thuộc vào các thực phẩm đi kèm khi chưng yến mà thời gian làm chín yến sào cũng sẽ khác nhau. Thông thường bạn sẽ cần khoảng 15-20 phút để yến chưng đạt đủ độ chín mà vẫn giòn ngon. Đặc biệt là không nên chưng yến đồng thời cùng các nguyên liệu khác bởi các nguyên liệu sẽ có thời gian chín khác nhau. Hãy sơ chế từng thực phẩm và chưng tất cả chung với nhau trong khoảng 5 phút.

+ Kỵ với cách làm chín trực tiếp bằng nồi mà không qua phương pháp chưng: các vi khoáng chất trong yến có thể bị bốc hơi nếu bạn làm chín yến trực tiếp bằng nồi với lửa lớn. Phương pháp chưng (hấp cách thủy) là phương pháp tốt nhất được khuyến cáo sử dụng khi chưng yến bạn nhé! Ngoài ra, tránh trường hợp sử dụng nồi bằng kim loại, inox hoặc nhôm vì khi chưng ở nhiệt độ cao rất dễ tích tụ kim loại vào sợi yến.

+ Kỵ với không gian quá ẩm, quá bí: tổ yến khô có thời gian sử dụng lên đến 2 – 3 năm trong điều kiện tránh ánh nắng trực tiếp, tránh độ ẩm cao, ưu tiên không gian thoáng mát, khô ráo. Bảo quản yến tại nơi độ ẩm cao rất dễ khiến yến bị mốc, ảnh hướng đến chất lượng của sản phẩm. Với yến tươi, bạn có thể bảo quản trong hộp kín hoặc túi zip với môi trường ngăn đông tủ lạnh trong thời gian lên đến vài tháng.

+ Kỵ với thời gian quá lâu: yến vốn là thực phẩm quý giá và cần mức chi phí khá cao mới có thể mua được, do đó, rất nhiều người có tâm lý sử dụng tiết kiệm và để trong thời gian lâu để sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, bất cứ loại thực phẩm nào cũng đều có thời hạn sử dụng, nếu để quá lâu, yến sẽ mất chất khiến cho những hũ yến chưng không còn vị thơm ngon và không phát huy được công dụng trong việc tăng cường sức khỏe.

+ Kỵ với các bé dưới 6 tháng tuổi: ở giai đoạn đầu đời, nguồn thức ăn chính và tuyệt đối là sữa mẹ mà không phải bất cứ thực phẩm nào khác. Nếu cho trẻ ăn yến trong giai đoạn này, không chỉ không hấp thu dinh dưỡng mà còn có thể gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe của bé.

+ Kỵ với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: đây thực sự là giai đoạn tam cá nguyệt nhạy cảm mà tất cả mẹ cần phải cân nhắc trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Mẹ bầu chỉ nên sử dụng yến ở giai đoạn khoảng từ tháng thứ 5 trở đi, lúc này, các dưỡng chất trong yến thực sự có ích cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Qua các thông tin trên, có thể hiểu rằng yến sào không kỵ với thực phẩm nào, mà chỉ cần bạn lưu ý khi kết hợp các thực phẩm, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Và đừng quên, mua yến chất lượng ghé ngay Fanpage Yến Sào Việt Hưng.

0 0 Bình chọn
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận