Công thức yến chưng đường ăn kiêng Isomalt từ củ cải đường

yến chưng đường ăn kiêng

Yến chưng đường ăn kiêng Với người tiểu đường, yến sào cũng là một thực phẩm bổ dưỡng. Vậy làm cách nào để ăn yến mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường? Hôm nay, mời bạn cùng Yến Sào Việt Hưng tìm hiểu các thông tin chi tiết về yến chưng đường ăn kiêng nhé!

Những điều cần biết!

Đường ăn kiêng ngoài công dụng hỗ trợ chữa bệnh thì còn có thể sử dụng trong nấu ăn, đặc biệt phù hợp với những người đang bị tiểu đường. Yến chưng đường ăn kiêng là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng biết. Hơn thế, tổ yến không có chứa đường mà lại nhiều đạm, chất xơ, khoáng vi lượng cũng như các axit amin, glycoprotein và vitamin B… không ảnh hưởng đến đường huyết trong cơ thể. Do đó, yến sào được coi là thực phẩm “an toàn” với chỉ số đường huyết và sức khỏe của người bệnh tiểu đường khi được sử dụng đúng – đủ liều lượng.

Chưng yến là cách chế biến tổ yến được đánh giá có thể giữ lại trọn vẹn nhất về hương vị lẫn dưỡng chất. Chưng yến thực chất là một cách chế biến đồ ăn để giúp chúng chín bằng hơi, hay gọi cách khác chính là hấp. Cách thực hiện cũng rất đơn giản với 3 bước và bạn có thể xem chi tiết trong phần tiếp theo!

Cách làm yến chưng đường ăn kiêng

Vì bạn đã quá quen với cách sơ chế yến sào, nên các bược thực hiện làm yến chưng cho người bệnh tiểu đường cũng sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng thôi! Tham khảo các bước sau nhé!

BƯỚC 1: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm yến, đường ăn kiêng, hũ chưng, nồi chưng… Các nguyên liệu nên được sơ chế sạch sẽ, lựa chọn kĩ càng về nguồn gốc xuất xứ để cho ra thành phẩm thơm ngon nhất. 

BƯỚC 2: cho yến cùng nước vào hũ chưng để làm chín yến, sau thời gian khoảng 15-20p, bạn tiếp tục cho đường ăn kiêng với liều lượng vừa phải vào hũ yến chưng. Tùy thuộc khẩu vị cũng như tình trạng sức khỏe để cân nhắc về lượng đường khi chưng yến bạn nhé!

BƯỚC 3: đun thêm 5p sau khi cho đường vào, tắt bếp, để hũ yến nguội và thưởng thức nóng lạnh tùy thuộc khẩu vị mỗi người. Thời gian sử dụng yến là vào sáng khi mới thức dậy, tối khi chuẩn bị đi ngủ.

Những sai lầm khi chưng yến cần lưu ý!

– Nước trong hũ chưng cần ngập hết số lượng yến chưng để cấp đủ lượng nước cho yến sào nở đủ độ, lượng nước nhiều hơn hoặc ít hơn có thể được điều chỉnh theo sở thích nhưng không ít quá mức yến cần chưng

– Số lượng yến và nước trong hũ không quá ¾ chiều cao của hũ, để tránh yến đạt độ nở nhất định sẽ làm trào phần nước cốt chứa nhiều dinh dưỡng ra bên ngoài

– Chưng yến với lửa nhỏ và mức nhiệt khoảng 80 độ nhằm kích thích phân bào, quá trình này sẽ không được như mong muốn khi bạn đun ở mức nhiệt trên 80 độ C

– Cách để tăng hương vị cho món yến chính là vài lát gừng mỏng. Ngoài việc tăng hương vị, gừng còn giúp trung hòa tính lạnh của yến sào, giúp bụng của bạn ấm khi ăn yến, tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

– Thời điểm cho đường phèn vào tổ yến. Chỉ nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng hoặc khi đã tắt lửa để yến có thể nở to hơn, đồng thời giúp giữ được hương vị nguyên thủy của yến

– Cách dùng yến ngon nhất. Món “tổ yến chưng đường phèn” đều rất ngon khi dùng lạnh hoặc nóng. Bạn có thể hâm nóng tổ yến khi ăn nếu muốn, tuy nhiên tuyệt đối không sử dùng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng

– Thời gian chưng yến: không quá lâu, không quá nhanh, tổng thời gian dao động khoảng 20-25p. Nếu chưng quá lâu, yến mất đi độ dai giòn cũng như các dưỡng chất. Chưng yến quá nhanh lại khiến yến chưa đạt độ chín cũng như độ nở và còn có thể không tốt cho hệ tiêu hóa.

Trên đây là nội dung liên quan đến yến chưng đường ăn kiêng – một món ăn bổ dưỡng và rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường hoặc những ai bị tình trạng béo phì thừa cân. Và bạn cũng đừng quên, địa chỉ mua yến sào cao cấp uy tín tại Hà Nội có tại fanpage nhé!

0 0 Bình chọn
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận