Các thực phẩm tốt cho người bệnh gout | Chủ đề tác dụng của yến sào với cơ thể người có lẽ đã được đề cập đến quá nhiều rồi. Do đó, hôm nay Yến Sào Việt Hưng sẽ gửi đến bạn một nội dung chuyên sâu hơn. Chủ đề bài viết đề cập đến là về yến sào và bệnh gút. Người bệnh gút có nên dùng yến sào? Liệu lượng ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nào!
1. Bệnh gút – tại sao ai cũng kiêng dè?
Là căn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng khiến cho cơ thể sản sinh acid uric trong máu. Từ đó gây các cơ đau ở khớp xương như đầu gối, bàn chân, cổ tay, mắt cá chân. Vị trí đầu ngón chân cái là nơi dễ đau đớn nhất và gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gút có thể khiến người bệnh bị tổn thương xương khiến tàn tật vĩnh viễn.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gút là do khẩu phần ăn dung nạp lượng chất đạm thừa thãi, chúng chuyển hóa thành acid làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Cũng vì lẽ đó, bệnh gút còn có cái tên “bệnh nhà giàu”.
Chính vì những ảnh hưởng không nhỏ của bệnh gút đến cuộc sống hàng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh, mà bệnh gút thường khiến cho nhiều người phải lo sợ. Nhất là khi yến sào vốn được mệnh danh thuộc top các thực phẩm chứa cực nhiều dưỡng chất.
Vậy liệu một loại thực phẩm đại bổ có nên được sử dụng cho người bị bệnh gút hay không? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp làm sáng tỏ vấn đề này!
2. Yến sào và bệnh gút – lợi bất cập hại?
Những đau đớn ở người bị gút thường do lượng Purin nạp vào cơ thể nhiều hơn mức cho phép chuyển hóa thành acid uric gây cản trở sự linh hoạt của cơ xương khớp. Thế nhưng, do không tìm hiểu kỹ về nguyên nhân bệnh, nhiều người lại cho rằng nguyên căn của bệnh là do nạp nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế, họ cho rằng bất cứ thực phẩm nào nhiều dưỡng chất nạp vào cơ thể đều khiến cho bệnh nặng hơn, gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe.
Điều đó là hoàn toàn sai lầm, với người bệnh gút, chế độ dinh dưỡng chỉ nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều purin bao gồm: gà lôi, nội tạng động vật, chim cút, thịt lên men, trứng cá muối – cá tuyết, tôm càng xanh, tôm hùm, cá thu, cá hồi, cá cơm, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, xúc xích, đậu xanh, đậu hà lan…
Trong khi đó, yến sào nhiều dưỡng chất nhưng lại không chứa quá nhiều purin. Vì thế, khi người bệnh gút sử dụng yến sào theo chỉ dẫn thì sẽ không gây ra các cơn đau nhức xương như khi ăn các loại thực phẩm kể trên. Không chỉ thế, tổ yến còn là thực phẩm có thể nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng và giúp các hệ cơ quan trong cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về lượng yến sử dụng cho người bệnh gút là không quá 5gram/ngày, tuần khoảng 2 lần sử dụng. Ngoài ra, chỉ nên chưng yến với các nguyên liệu cơ bản và đơn giản như đường phèn, gừng, thịt bằm… Để yên tâm hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị của bạn về khẩu phần ăn để không làm tăng lượng purin bất thường mà vẫn duy trì được sức khỏe tốt nhất.
Các cách chưng tổ yến cùng các nguyên liệu khác nhau để cho ra món ăn thơm ngon bổ dưỡng đã được Yến Sào Việt Hưng chia sẻ khá nhiều trên website, bạn nhớ ghé đọc để có thêm thông tin bổ ích khi sử dụng yến sào nhé!
Như vậy là bạn đã hoàn toàn yên tâm khi bổ sung yến cho người bệnh gút rồi nhé! Yến sào và bệnh gút không hề là tối kỵ của nhau. Nếu sử dụng một cách điều độ, thì yến lại là thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe cực kỳ hiệu quả đó.
Hi vọng bài viết về nội dung yến sào và bệnh gút thực sự là thông tin bổ ích cho những băn khoăn, thắc mắc khi bạn đang lên thực đơn dinh dưỡng cho người mắc phải căn bệnh này. Ghé mua yến sào chất lượng để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống tại fanpage của chúng tôi nhé!